HỖ TRỢ HỌC SINH THI GIẢI TOÁN VIOLYMPIC
Chào Mừng Bạn Đã Ghé Thăm Diễn Đàn trao đổi thông tin của Giáo Viên và Học sinh - Trường TH Nguyễn Thái Học!
Để cho diễn đàn này được hoạt động tốt -Mời các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để được trao đổi thông tin tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Join the forum, it's quick and easy

HỖ TRỢ HỌC SINH THI GIẢI TOÁN VIOLYMPIC
Chào Mừng Bạn Đã Ghé Thăm Diễn Đàn trao đổi thông tin của Giáo Viên và Học sinh - Trường TH Nguyễn Thái Học!
Để cho diễn đàn này được hoạt động tốt -Mời các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để được trao đổi thông tin tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
HỖ TRỢ HỌC SINH THI GIẢI TOÁN VIOLYMPIC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tổng hợp thủ thuật

Go down

Tổng hợp thủ thuật  Empty Tổng hợp thủ thuật

Bài gửi by Admin Fri Nov 23, 2012 9:00 pm


Tổng hợp thủ thuật

Thiết kế Power Point thuyết trình hiệu quả (Phần I)

Đôi khi bạn phải trình bày trước đám đông, hay hội thảo về một vấn đề gì đó, khi ấy, trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay – bắt buộc bạn phải có một vài slide Power Point để làm cho phần trình bày của mình thêm phong phú và hình tượng. Tuy nhiên, nếu bạn không rành việc sử dụng và thiết kế Power Point thì chắc chắn các slide trình bày của bạn sẽ rất tệ, không gây được chú ý hoặc gây phản cảm cho người xem. Vì thế, loạt bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách để tạo ra một slide trình bày thật ấn tượng.
Phần I: Kĩ thuật lồng các hiệu ứng media và thiết kế giao diện chuẩn.
1- Chuẩn bị:
Công cụ bạn cần đầu tiên chắc chắn phải là chương trình MS Power Point, ngoài ra còn một số công cụ thay thế khác nhưng các tính năng không phong phú và mạnh mẽ như MS Power Point của Microsoft được. Trong mẫu bài viết này, chúng ta dùng MS Power Point 2003 vì nó được nhiều người dùng hơn. Tiếp theo, bạn cần thêm các hình ảnh hoặc file video minh họa cho các nội dung trình bày của mình.
2- Định hình bố cục slide nội dung:
Có nhiều dạng slide khác nhau với các bố cục kích thước những khung nội dung khác nhau để bạn có thể trình bày theo ý thích của mình. Trước tiên, bạn hãy mở Power Point lên, nhấn giữ cùng lúc 2 phím Ctrl và F1 ngay lập tức một khung chữ nhật sẽ hiện ra phía bên tay phải. Trong khung này, phía trên cùng, bạn nhấn chuột lên nút rồi chọn mục Slide Layout. Khi đó, một loạt các kiểu slide khác nhau hiện ra để bạn có thể tùy chọn cho mình một cái theo từng mục đích sử dụng. Các slide có biểu tượng đồ thị chuyên dùng để chứa đồ thị, slide có biểu tượng media dùng để chứa các đoạn video, âm thanh, slide có biểu tượng bảng biểu thì để chứa các bảng số liệu,…Tuy nhiên, người ta thường chọn loại slide “Title and Text” vì nó có không gian lớn nhất cho việc hiển thị nội dung. Bạn hãy đưa chuột lên phần slide giống như hình bên dưới rồi nhấn chọn nó.

Khi slide hiện ra, phía khung nhỏ ở trên – bạn điền tựa đề của slide, phần khung to bên dưới – bạn điền nội dung mà mình muốn trình bày vào. Nếu các bạn có dịp xem qua các slide thuyết trình mẫu của những diễn giả hàng đầu trên thế giới, thì bạn thấy họ cùng chung một đặc điểm là các slide đó RẤT ÍT CHỮ, và nó CHỦ YẾU CHỨA HÌNH, VIDEO MINH HỌA mà thôi. Đơn giản là vì, các slide chỉ có mục đích hỗ trợ cho bạn trình bày tư tưởng cho mọi người nghe, vì thế, khi bạn làm các slide mà đưa vào đó nhiều chữ, thì thính giả bên dưới sẽ chăm chú lo đọc những gì bạn viết trên slide và không nghe bạn nói gì nữa.
Do tất cả những gì bạn nói – đều nằm trên slide, và khi bạn trình bày, sẽ không còn gì mới để họ nghe nữa. Trong một vài trường hợp tệ hơn, nhiều khi bạn đang trình bày, thì thính giả sẽ yêu cầu bạn cho xin file của slide bạn đang trình bày, lúc ấy, nếu thật sự slide của bạn chỉ toàn chữ với chữ thì bạn nên hiểu ngay, họ muốn nhắc khéo là, những gì bạn nói – đều có trong slide cả và bạn…không cần trình bày thêm làm gì nữa, chỉ cần cho họ các slide ấy để họ về đọc là xong. Vì vậy, bạn hãy nhớ lấy nguyên tắc đầu tiên, ấy là HẠN CHẾ VIẾT CHỮ TRONG SLIDE.

3- Chỉnh kích thước slide:
Đôi khi, bạn gặp phải trường hợp, các slide của bạn có kích thước quá to hoặc quá nhỏ khiến cho việc thao tác trên slide đó trở nên khó khăn hơn. Nếu kích thước slide quá nhỏ thì bạn phải căng mắt ra để nhìn các chữ, còn slide quá lớn thì lại không thể nhìn thấy toàn bộ bố cục trong slide. Cho nên, vào những lúc ấy, bạn hãy bấm chọn slide rồi nhấn cùng lúc hai phím Ctrl + A sau đó vào View > Zoom, rồi chọn mục Fit. Nhấn OK để xác nhận, và bây giờ, slide sẽ được đưa về kích thước giúp bạn dễ thao tác hơn.


4- Bổ sung hình minh họa:
Khi bạn làm Power Point thì chắc chắn bạn phải đưa hình vào trong đó, trước nhất là để minh họa các ý tưởng, thứ nữa là làm cho các slide trông bắt mắt hơn. Muốn đưa hình vào các slide, bạn chỉ đơn giản tìm đến tấm hình đó, nhấn chuột vào nó rồi nhấn Ctr + C, sau đó, quay lại slide mà bạn muốn đặt hình trong đó và bấm Ctrl + V. Ngay lập tức tấm hình sẽ được đưa vào. Để điều chỉnh kích thước hình, bạn chỉ việc đưa chuột lên các chấm trắng tròn quanh hình, nhấn chuột lên nó rồi kéo đi để làm thay đổi kích thước hình sao cho phù hợp. Nếu muốn phục hồi lại kích thước của tấm hình, bạn chỉ việc nhấn chuột kép lên tấm hình, trong cửa sổ mở ra, thẻ Size, bạn nhấn chọn nút Reset > OK là được.

5- Bổ sung “cây liên hệ”:

Khi cần trình bày về các hệ thống cơ quan trong một công ty, các thành viên trong một gia đình, hay đơn giản là các thủ tục khi giải quyết một vấn đề, hoặc các yêu cầu cho một mục tiêu,…thay vì bạn làm công việc liệt kê thì bạn nên sử dụng “cây liên hệ” để cho việc trình bày được trong sáng và rõ ràng. Muốn thế, bạn hãy tạo ra một slide mới, sau đó vào Insert > Diagram. Trong này hiện ra một nhóm các loại “cây liên hệ” để bạn chọn lựa. Bạn hãy chọn cho mình một kiểu thích hợp rồi nhấn OK. Sau đó, trong các ô “click to add text” – bạn chỉ việc nhấn chuột lên đọ rồi điền các ghi chú vào.

Để tạo dựng các “cây liên hệ” theo dạng cành nhánh, bạn hãy vào Insert > Picture > Organization Chart. Bây giờ, bạn có một “cây liên hệ” với 1 “gốc cha” và 3 “nhánh con”. Muốn thêm các nhánh khác, bạn bấm chọn lên nhánh muốn thêm nhánh liên quan, rồi trong thanh công cụ Organization Chart ở bên cạnh, bạn vào Insert Shape, sau đó đánh chọn mục Subordinate để thêm nhánh “cháu”, Coworker để thêm nhánh “con”, và Assistant để thêm nhánh “mẹ”…Tùy theo bố cục trình bày, bạn có thể chọn bao nhiêu nhánh cũng được.

Để thay đổi cách hiển thị các nhánh, bạn bấm chọn nhánh “cha” rồi vào Layout và chọn Both Hanging để hiển thị theo dạng canh đều, Left Hanging để hiển thị theo hướng từ phải qua, Right Hanging hiển thị theo hướng từ trái qua, Standard để quay về cách hiển thị mặc định ban đầu, còn AutoLayout để chuyển cách hiển thị đang dùng thành cách hiển thị mặc định cho các “cây liên hệ” khác.

6- Sử dụng âm thanh, video hiệu quả:
Việc đưa âm thanh hay video vào trong Power Point nói chung cũng tương đối đơn giản nếu các định dạng file được Power Point hỗ trợ. Còn ngược lại, bạn phải mất công cài đặt thêm các công cụ hỗ trợ khác cho Power Point như hỗ trợ chạy flash, chạy flv,…và bây giờ - Power Point của bạn sẽ cồng kềnh thêm và trong trường hợp hội thảo khoa học, bạn phải dùng máy của người khác để chiếu Power Point của mình mà máy đó không cài đặt các chương trình hỗ trợ kia thì bạn chỉ có nước mếu vì những file âm thanh, video mà bạn kì công chuẩn bị nay không thể mở được.
Cho nên, theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn hãy chuyển các file âm thanh, video về chuẩn hỗ trợ có thể chạy trong Power Point là tốt nhất. Công cụ giúp bạn chuyển đổi về dạng chuẩn có thể sử dụng là chương trình FLV to AVI MPEG WMV 3GP MP4 iPod Converter, tải tại http://tinyurl.com/5kq8ko. Sau khi tải về và cài đặt, bạn hãy mở chương trình lên, mục Output Folder bạn nhấn nút Change rồi chọn thư mục Desktop > OK. Tiếp theo, bạn kéo thả file âm thanh – video vào trong cửa sổ làm việc của chương trình, rồi trong mục Profiles, bạn tìm đến định dạng WMV - Window Media Video (*.wmv) cho các file video, còn chọn MP3 - MPEG Layer-3 Audio (*.mp3) cho các file âm thanh. Sau đó, bạn nhấn nút Convert để chuyển đổi định dạng cho các file.

Với file video, bạn nên dùng thủ thuật cao cấp sau, ấy là đưa nguyên chương trình Windows Media Player vào trong Power Point để có thể tùy chỉnh chiếu chọn lọc, chiếu nhanh, chiếu chậm, tạm dừng hoặc chọn đúng đoạn cần chiếu một cách nhanh chóng (nếu chiếu bằng flash hay flv,…thì bạn chỉ có thể mở video lên rồi chờ cho chiếu hết chứ không can thiệp giữa chừng được). Muốn thế, bạn vào Insert > Object, trong cửa sổ hiện ra, khung Object type - bạn tìm mục Windows Media Player rồi nhấn chuột lên nó và bấm OK. Ngay lập tức, bạn sẽ đưa được chương trình chiếu phim vào ngay trong Power Point. Bạn nhấn chuột phải lên cửa sổ chương trình Media này rồi chọn Properties, bấm chọn mục Custom rồi nhấn nút > Browse và tìm đến file video kia, bấm Open > OK > để đưa nó vào trong Power Point của bạn.

Với file âm thanh, bạn cũng làm tương tự như trên. Một trục trặc mà hầu hết mọi người đều gặp khi phải chuyển file Power Point có lồng âm thanh, video sang sử dụng ở máy khác là nó…không chạy được các nội dung âm thanh, video này mặc dù định dạng của chúng đã đúng chuẩn Power Point. Nguyên nhân, là do do khi đem file Power Point sang máy khác, bạn quên đem theo các file âm thanh – video. Do đó, để tránh các trục trặc này, mỗi khi bạn thiết kế một file Power Point và phải đem sang máy khác, trước tiên, bạn nhấn chuột phải lên desktop rồi chọn New > Folder để tạo một thư mục. Bây giờ, bạn đưa các file âm thanh, video vào trong thư mục này và lập lại các bước như trên, trong đó đến phần “…nhấn nút > Browse và tìm đến file video…” thì bạn sẽ tìm địa đến file video, âm thanh mà bạn đã đặt sẵn trong thư mục trên Desktop. Sau đó, bạn chỉ việc copy toàn bộ thư mục đó cùng với file Power Point là sẽ không bị các rắc rối như trên nữa.

Để làm âm thanh nền cho Power Point, trong slide đầu tiên, bạn hãy vào Insert > Movies and Sounds > Sound from File... rồi tìm đến file âm thanh muốn dùng làm hình nền. Trong Pop-up hiện ra, bạn nhấn chọn Automatically để tự động mở âm thanh nền khi trình chiếu slide. Tiếp theo, bạn nhấn chuột phải lên biểu tượng cái loa rồi chọn Custom Animations. Trong khung bên phải, bạn nhấn chuột lên nút bên cạnh file nhạc rồi chọn Effect Options, mở thẻ Effect, mục After, bạn hãy điền số slide mà file Power Point của bạn có (nó nằm ở góc dưới, bên trái của chương trình Power Point) rồi nhấn OK để xác nhận chọn lựa. Bây giờ, bạn đã có một âm thanh nền thật hay cho Power Point của mình rồi đó.

________________________________________

1. Trộn văn bản:
Bước 1: Tạo tập tin Main chính trong WORD.
Bước 2: Tạo tập tin nguồn dữ liệu trên Excel với các cột có tên tương ứng (chú ý là tên cột không nên viết dấu tiếng việt, và phải bắt đầu dữ liệu ngay tại Cell A1).

* Chú ý: tập tin dữ liệu này bạn có thể tạo bằng WORD, tuy nhiên nếu thể hiện trong Excel bạn sẽ có lợi hơn nếu bảng dữ liệu đó có hỗ trợ nhiều phép tính và hàm phức tạp.
Giả sử:
- Tập tin Main chính:

- Tập tin nguồn dữ liệu Exel:




Bước 3: Mở tập tin Main chính: Chọn Maillings/ Start Mail Merge/ Step by Step Mail Merg Wizard…

Bước 4: Bấm chọn: “Step by Step Mail Merge Wizard…” sẽ hiện ra ô “Mail Merge”
Chọn Option “Letters”, bấm “Next: Starting document”
Bước 5: Đánh dấu tích tại ô “Use the current document” , bấm “Next: Select recipients”
Bước 6: Đánh dấu tích tại mục “Use an existing list”
- Bấm chọn “Browse…”
- Tìm chọn file dữ liệu exel nguồn/ Chọn Open

- Chọn Sheet chứa dữ liệu tạo/ chọn OK



- Chọn OK rồi bấm chọn “Next: Write your letter”.
Bước 7: Đặt con trỏ vào “Họ Tên:” rồi nhấn vào “More items…”, chọn trường tương ứng rồi chọn “Insert/ Close”.


- Tiếp tục chèn hết các trường vào văn bản. Bấm chọn “Next: Preview letters”

- Tiếp tục chọn: “Next: Complete the merge”.
Hoàn thành việc trộn văn bản

________________________________________

10 thủ thuật trong excel
Thủ thuật 1: Thay đổi hàm tính toán nhanh

Hầu hết người dùng đều biết rằng nếu chọn cùng lúc nhiều ô (cell) trong một bảng tính, bằng cách quan sát ở góc phải của thanh trạng thái là có thể biết được tổng giá trị của các ô đã được chọn - tương ứng với hàm Sum. Tuy nhiên, khi nhấn phải chuột lên chữ Sum trên thanh trạng thái, bạn có thể đổi hàm tính toán được áp dụng cho tình huống này với các lựa chọn khác như Average, Count, Count Nums, Min hay Max.
Thủ thuật 2: Thay đổi số lượng bảng tính thành phần
Mọi bảng tính Excel được tạo mới về cơ bản sẽ gồm 3 bảng tính thành phần (sheet) mà chẳng cần quan tâm người dùng có thực sự sử dụng hết chúng không - cũng có trường hợp bấy nhiêu sheet vẫn không đủ. Đừng bận tâm, bạn có thể thay đổi số lượng sheet mặc định trong một bảng tính: chọn Tools.Options, ở thẻ General, bạn đặt một giá trị mới cho mục Sheets in new workbook.







Thủ thuật 3: Định dạng báo cáo PivotTable cho SQL Server Analysis Services
Nếu bạn muốn tạo các báo cáo dạng PivotTable cho dịch vụ Microsoft SQL Server Analysis Services, hãy tải về tiện ích Excel Add-in for Analysis Services - hỗ trợ Excel phiên bản 2002 trở về sau - từ trang chủ Microsoft.com.
PivotTable đặc biệt thích hợp cho những ai làm kế toán tổng hợp, cho phép người dùng tạo ra những báo cáo chuyên nghiệp hơn từ cơ sở dữ liệu là các trường và cột trong bảng tính. Tuy nhiên, giao diện của PivotTable đơn điệu, khó sử dụng và lối trình bày báo cáo không bắt mắt.
Thủ thuật 4: Giữ lại định dạng PivotTable
Các bản báo cáo PivotTable có thói quen xóa tất cả định dạng mỗi khi người dùng "làm tươi" chúng. Một phương pháp tốt mà bạn có thể áp dụng là sử dụng tính năng AutoFormat (từ trình đơn Format). Tuy không mang đến chính xác định dạng mà bạn muốn sử dụng nhưng AutoFormat là lựa chọn có thể chấp nhận được nếu bạn muốn tìm lại định dạng gần giống với bản báo cáo trước đó.
Thủ thuật 5: Sử dụng hàm VLookup và HLookup
Hàm VLookup và HLookup có nhiệm vụ tìm kiếm các giá trị theo chiều dọc (VLookup) hay chiều ngang (HLookup) trong một ma trận. Cụ thể, VLookup tìm các giá trị trên một cột cụ thể dựa trên tiêu chuẩn được đề ra và trả về giá trị tương ứng cho cột đó (hay một hàm sử dụng chúng) trong cùng dòng của một vùng bảng tính. Hàm HLookup hoạt động với tính năng tương tự nhưng là với giá trị của các dòng.

Thủ thuật 6: Sử dụng Name Range là đầu vào cho PivotTable




Tăng số lượng bảng tính thành phần được mặc định xuất hiện mỗi khi tạo mới một bảng tính.
Khi tạo báo cáo PivotTable dựa trên một dãy các ô từ bảng tính khác, bạn cần lặp lại nhiều thao tác nếu muốn bổ sung dữ liệu vào một bảng tính tham khảo. Để tránh điều này, tạo một Named Range bằng cách chọn dãy giá trị của bảng tính thành phần, rồi nhấn hộp thoại Name ở cuối thanh công thức, và nhập vào đó một cái tên. Bạn sử dụng Name Range mới tạo như dữ liệu đầu vào của bản báo cáo PivotTable, vì thế bất cứ khi nào bổ sung dữ liệu, bạn chỉ đơn giản là "làm tươi" PivotTable mà không cần xác định lại vùng giá trị.




Thủ thuật 7: Tối ưu kích thước bảng tính
Khi bạn tạo các bảng tính với báo cáo PivotTable bên trong thì dữ liệu cấu thành bản báo cáo này sẽ được lưu trữ trong chính bảng tính, từ đó làm tăng kích thước tập tin. Có 2 cách có thể giúp bạn tối ưu kích thước tập tin:
* Nếu bạn có vài báo cáo PivotTable sử dụng cùng dữ liệu, trong PivotTable và PivotChart Wizard luôn luôn chỉ định nguồn dữ liệu là Another PivotTable report or PivotChart report. Excel sẽ sử dụng ít bộ nhớ hơn một cách đáng kể nếu bảng tính được dựa trên dữ liệu từ một báo cáo hiện có.
* Bạn có thể chọn giải pháp không lưu dữ liệu trong bảng tính bằng cách bỏ chọn đối với hộp thoại Save data with table layout trong màn hình PivotTable Options của PivotTable & PivotChart Wizard. Nhược điểm của cách làm này là bạn phải "làm tươi" báo cáo PivotTable mỗi khi mở bảng tính.
Thủ thuật 8: Sử dụng tùy chọn Paste Specia
Nếu thường xuyên sử dụng tác vụ cắt và dán, bạn sẽ thích thú với tính năng Paste Special. Khi bạn muốn dán một nội dung vào một ô bảng tính, hãy đến trình đơn Edit và chọn Paste Special. Bạn sẽ được cung cấp nhiều tùy chọn để dán dữ liệu vào ô bảng tính mới như chỉ dán giá trị, giữ lại công thức và định dạng, v.v... Đáng chú ý, tùy chọn Transpose có thể giúp tiết kiệm thời gian khi có thể dán giá trị của một cột thàng dạng hàng dọc (và ngược lại).



Để tăng tính tiện lợi, Microsoft cung cấp hầu hết tùy chọn thông dụng từ tính năng Paste Special trong một trình đơn ngữ cảnh riêng xuất hiện ở góc dưới bên phải của bất kỳ lựa chọn cắt dán nào vừa được thực hiện.
All: Dán tất cả
Formulas: Dán công thức
Values: Dán giá trị
Formats: Dán định dạng
Comments: Dán ghi chú
Validation: Dán tiêu chuẩn kiểm tra
All except borders : Dán tất cả chỉ trừ khung kẻ
None: Xoá nội dung cũ, dán nội dung mới
Add: Lấy giá trị cũ rôpì cộng với giá trị mới






Thủ thuật 9: Tận dụng macro
Nếu phải lặp lại một (hay nhiều) tác vụ vài lần, bạn có thể cần đến tính năng macro (trình đơn Tools.Marco). Việc tạo macro về cơ bản là ghi lại mọi thao tác/lệnh mà người dùng cần thực hiện cho một tác vụ nào đó, sau đó áp dụng lại cho những lần thực hiện sau. Bằng cách này, người dùng có thể tiết kiệm đáng kể thời gian cho các tác vụ thường thực hiện. Tuy nhiên, người dùng cần tự trang bị chút ít kiến thức về ngôn ngữ lập trình Visual Basic for Applications (VBA) để có thể chỉnh sửa macro sao cho linh hoạt và hữu ích hơn. Cũng cần lưu ý, Microsoft đã bổ sung những tính năng mà qua đó mặc định vô hiệu hóa các macro, vì thế bạn cần thay đổi thiết lập Macro Security Level trong trình đơn phụ Macro hay kích hoạt tính năng chạy macro mỗi khi bạn mở bảng tính.
Thủ thuật 10: Đóng cùng lúc nhiều bảng tính
Nếu bạn mở nhiều bảng tính để làm việc, thì sẽ thật oải nếu phải đóng từng cửa sổ. Bạn hoàn toàn có thể đóng chúng cùng lúc bằng cách nhấn giữ phím Shift trước khi chọn trình đơn File. Khi làm như thế, bạn sẽ thấy lệnh Close được đổi thành Close All.

________________________________________

Cách tạo mục lục tự động trong Word
Tạo mục lục tự động
* Một số tổ hợp phím tắt thường dùng:
- Alt + Ctrl + 1: Heading 1 (Đề mục 1)
- Alt + Ctrl + 2: Heading 2 (Đề mục 2)
- Alt + Ctrl + 3: Heading 3 (Đề mục 3)
Từ Heading 4 trở đi sẽ không dùng tiếp được phím tắt như trên. Tuy nhiên có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + S để vào hộp Style trên thanh Formatting, sau đó cùng phím mũi tên lựa chọn loại Heading.
* Cách tạo Heading:
1. Dùng 1 trong 3 tổ hợp phím trên để tạo loại Heading tương ứng. Ví dụ: Dùng tổ hơp phím Alt + Ctrl + 1 áp dụng cho loại Heading 1. Nếu không dùng 3 loại Heading 1, 2, 3 thì có thể vào hộp Style và chọn loại Heading tùy thích:


2. Thay đổi lại định dạng font chữ của Heading

Trường hợp dùng Office 2000:
1, Sau khi đã chọn đề mục là Heading 1, bạn thay đổi định dạng font chữ bình thường.
2, Kích vào hộp Style trên thanh Formatting (hoặc dùng phím tắt Ctrl + Shift + S), lúc đó ô định vị sẽ hiển thị ở dòng Heading 1 .
3, Gõ phím Enter
4, Xuất hiện thông báo Modify Style

¤Update the style to reflect recent changes?: Bạn có muốn cập nhật sự thay đổi mới của Style (heading)?”
¡ Reapply the formatting of the style to the selection: Sử dụng kiểu định dạng mặc định.
þ Automatically update the style from now on: Tự động cập nhật kiểu định dạng từ thời điểm này.
5. Chọn nút OK để hoàn thành thay đổi định dạng lại font chữ cho heading 1.
Việc thay đổi này chỉ áp dụng được cho file bạn đang sử dụng, sang file mới những heading sẽ trở lại chế độ mặc định của Office 2000.
Trường hợp dùng Office 2003:
1, Vào hộp Style\More…

Hoặc vào Format\Style and Formatting…

2, Trên màn hình sẽ xuất hiện panel Style and Formatting bên phải, chọn Heading1:

3, Trên ô Formatting of selected text, chọn Modify:

4, Xuất hiện hộp thoại Modify Style:

• Name: Tên Heading
• Formatting: Định dạng font chữ.
• þ Add to template: Áp dụng định dạng mới này cho cả những file sau. Nếu không đánh dấu thì chỉ áp dụng cho file hiện tại.
• þ Automatically update: Khi thay đổi thêm định dạng khác cho Heading sẽ tự động cập nhật mà không cần phải vào hộp thoại Modify Style để sửa đổi.
• Nút Format: Một số định dạng cho Heading

o Font…: Mở hộp thoại Font, thay đổi định dạng phông chữ

o Paragraph…: Mở hộp thoai Paragraph, thay đổi định dạng đoạn văn bản.

o Tabs…: Mở hộp thoại Tabs, đặt Heading có định dạng tabs.

o Border…: Mở hộp thoại Boder, đặt Heading có định dạng đường viền.

o Language…: Mở hộp thoại Language, thay đổi kiểm tra lỗi chính tả ngôn ngữ.

o Frame:… Mở hộp thoại Frame, đặt Heading thành frame có thể di chuyển ở mọi vị trí file văn bản.

o Numbering…: Mở hộp thoại Bulleted and Numbering. Đặt Heading có đánh số thứ tự, ký tự đầu dòng tự động.

o Shortcut key…: Mở hộp thoại Customize Keyboard, sửa hoặc bổ sung phím tắt dùng cho loại Heading.

5, Sau mỗi thao tác chọn nút OK hoặc Close để hoàn thành việc định dạng Heading.
* Cho hiển thị mục lục tự động theo các đề mục đã tạo
1. Lựa chọn vị trí đặt mục lục: (Thường đặt ở cuối file hoặc đầu file)
2. Vào Insert \ Reference \ Index and Tables…

Trường hợp dùng Office 2000: Vào Insert \ Index and Tables…
3. Xuất hiện hộp thoại Index and Tables, chọn thẻ Table of Contents

• Print Preview: Kiểu mục lục sẽ hiển thị khi in
• Web Preview: Kiểu mục lục sẽ hiển thị ở dạng trang web
• þ Show page numbers: Hiển thị số trang.
• þ Right align page numbers: Hiển thị số trang bên lề phải.
• þ Use hyperlinks instead of page numbers: Có sử dụng liên kết từ mục lục tới trang đặt Heading.
• Tab leader: Chọn loại đường tab từ cuối các Heading đến số trang.
• Show levels: Số cấp độ Heading.
• Nút Show Outlining Toolbar: Cho hiển thị thanh công cụ Outlining trên cửa sổ MS Word
• Nút Options…: Mở hộp thoại Table of Contents Options: Tùy chọn thêm một số tính năng khác.

• Nút Modify…: Mở hộp thoại Style, sửa đổi định dạng font chữ cho nội dung phần mục lục tự động.

Trường hợp trong file đã có mục lục tự động, và bạn đồng ý thay đổi định dạng font chữ bằng hộp thoại Style sẽ xuất hiện thông báo: “Bạn có muốn thay thế định dạng cho bảng nội dung mục lục không?"

Chọn nút Yes: Đồng ý. Ngoài font chữ của nội dung bảng mục lục thay đổi, MS Word còn tự động cập nhật lại số trang cho các đề mục.
4. Kích và nút OK để MS Word hiển thị mục lục.

Ở tại phần mục lục này, tự động có liên kết cho phép bạn click chuột (hoặc dùng kết hợp phím Ctrl + click chuột) để nhảy đến đúng mục và số trang cần đến.
Trường hợp bạn tiếp tục làm việc với file, có thể xóa nội dung mục lục đã tạo và làm lại thao tác “Cho hiển thị mục lục tự động theo các đề mục đã tạo” để cập nhật lại các đề mục chính xác tại số trang hiển thị.

________________________________________

VẼ ĐỒ THỊ TRONG WORD 2003


Chỉ cần sử dụng các công cụ sẵn có trong Word là có thể vẽ một đồ thị khá chuẩn mà không phải động tới các chương trình chuyên dụng, vốn rất phức tạp.


Hình mẫu của đồ thị sẽ vẽ lại
Cách thực hiện:
Vào View/Toolbars, chọn thanh công cụ Drawing. Ngay lập tức, thanh công cụ này sẽ xuất hiện dưới đáy của cửa sổ Microsoft Word.








Khi vẽ đồ thị, trước tiên chúng ta sẽ vẽ trục hoành và trục tung cho đồ thị. Trong thanh Drawing, bạn nhấn chuột vào biểu tượng mũi tên (chữ Arrow xuất hiện khi chuột được đưa lại gần biều tượng này). Một khung chữ nhật có dòng “Create your drawing here” xuất hiện, bạn click chuột vào vị trí muốn tạo gốc toạ độ, sau đó kéo sang ngang để vẽ trục hoành.


Sau đó, click chuột lần thứ hai vào biểu tượng , ngay lập tức biểu tượng dấu + sẽ xuất hiện. Bạn đưa dấu + này vào vị trí vòng tròn ở đuôi trục hoành vừa tạo, click chuột rồi kéo thẳng lên để vẽ trục tung.






Tiếp theo, sẽ vẽ một đường cong để thể hiện cho quá trình giãn nở. Nhấn chuột vào biểu tượng đoạn thẳng (chữ Line xuất hiện khi bạn đưa chuột lại gần biểu tượng này).
Click chuột vào một vị trí bất kỳ trong không gian tọa độ vừa tạo, sau đó kéo chuột “chéo” lên góc phải trên, bạn được một đường thẳng như hình bên dưới.





Để làm cong đồ thị, bạn click chuột vào ví trí trên đoạn thẳng vừa tạo mà muốn uốn cong, chọn Edit Points. Lúc đó, giữa dấu + sẽ xuất hiện một khung tiêu cự, bạn đưa khung này vào vị trí muốn làm đường thẳng uốn cong, click chuột phải, chọn Add Points.




Nhấp chuột phải vào điểm đen vừa đặt vào đoạn thẳng, trong Pop-Up hiện ra, có 4 lựa chọn. Nếu muốn vẽ đường cong, bạn chọn Smooth Point. Để vẽ đường gấp khúc, bạn chọn Corner Point. Để vẽ đường cong có dạng chữ J, bạn chọn Straight Point. Còn Auto Point để Microsoft Word tự chọn kiểu vẽ (ở đây vẽ đường cong nên sẽ chọn Smooth Point).
Cuối cùng bạn đưa chuột vào điểm đen vừa tạo, nhấp chuột trái và kéo đi để định dạng đường cong của đồ thị.







Bạn có thể tạo ra nhiều điểm như vậy để tạo đường cong theo ý muốn.



Cuối cùng, bạn sẽ thêm các chỉ số và số liệu cho đồ thị. Bạn nhấp chuột vào ô vuông (chữ Rectangle xuất hiện khi bạn đưa chuột lại gần biều tượng này). Kéo chuột tại vị trí muốn đặt thông số, sau đó nhấp chuột vào khung vừa tạo, chọn Add Text, và điền thông tin vào đó.



Như vậy là chỉ với vài bước đơn giản, bạn sẽ vẽ được những đồ thị minh họa khá chính xác mà không cần phải dùng đến những công cụ hỗ trợ phức tạp - khó dùng khác.

________________________________________

Các phím tắt trong word
CÁC PHÍM TẮT TRONG WORD
Ctrl + N tạo mới một tài liệu
Ctrl + O mở tài liệu
Ctrl + S Lưu tài liệu
Ctrl + C sao chép văn bản
Ctrl + X cắt nội dung đang chọn
Ctrl + V dán văn bản
Ctrl + F bật hộp thoại tìm kiếm
Ctrl + H bật hộp thoại thay thế
Ctrl + P Bật hộp thoại in ấn
Ctrl + Z hoàn trả tình trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh cuối cùng
Ctrl + Y phục hội hiện trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh Ctrl + Z
Ctrl + F4, Ctrl + W, Alt + F4 đóng văn bản, đóng cửa sổ Ms Word
Chọn văn bản hoặc 1 đối tượng
Phím tắt Chức năng
Shift + --> chọn một ký tự phía sau
Shift + <-- chọn một ký tự phía trước
Ctrl + Shift + --> chọn một từ phía sau
Ctrl + Shift + <-- chọn một từ phía trước
Shift + ¬ chọn một hàng phía trên
Shift + ¯ chọn một hàng phía dưới
Ctrl + A chọn tất cả đối tượng, văn bản, slide tùy vị trí con trỏ đang đứng

Xóa văn bản hoặc các đối tượng.
Backspace (¬) xóa một ký tự phía trước.
Delete xóa một ký tự phía sau con trỏ hoặc các đối tượng đang chọn.
Ctrl + Backspace (¬) xóa một từ phía trước.
Ctrl + Delete xóa một từ phía sau.
Di chuyển
Ctrl + Mũi tên Di chuyển qua 1 ký tự
Ctrl + Home Về đầu văn bản
Ctrl + End Về vị trí cuối cùng trong văn bản
Ctrl + Shift + Home Chọn từ vị trí hiện tại đến đầu văn bản.
Ctrl + Shift + End Chọn từ vị trí hiện tại đến cuối văn bản
Định dạng
Ctrl + B Định dạng in đậm
Ctrl + D Mở hộp thoại định dạng font chữ
Ctrl + I Định dạng in nghiêng.
Ctrl + U Định dạng gạch chân.
Phím tắt Chức năng

Ctrl + E Canh giữa đoạn văn bản đang chọn
Ctrl + J Canh đều đoạn văn bản đang chọn
Ctrl + L Canh trái đoạnvăn bản đang chọn
Ctrl + R Canh phải đoạn văn bản đang chọn
Ctrl + M Định dạng thụt đầu dòng đoạn văn bản
Ctrl + Shift + M Xóa định dạng thụt đầu dòng
Ctrl + T Thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản
Ctrl + Shift + T Xóa định dạng thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản
Ctrl + Q Xóa định dạng canh lề đoạn văn bản
Sao chép định dạng
Ctrl + Shift + C Sao chép định dạng vùng dữ liệu đang có định dạng cần sao chép.
Ctrl + Shift + V Dán định định dạng đã sao chép vào vùng dữ liệu đang chọn.
Menu & Toolbars.
Phím tắt Chức năng
Alt, F10 Kích hoạt menu lệnh
Ctrl + Tab, Ctrl + Shift + Tab thực hiện sau khi thanh menu được kích hoạt dùng để chọn giữa các thanh menu và thanh công cụ.
Tab, Shift + Tab chọn nút tiếp theo hoặc nút trước đó trên menu hoặc toolbars.
Enter thực hiện lệnh đang chọn trên menu hoặc toolbar.
Shift + F10 hiển thị menu ngữ cảnh của đối tượng đang chọn.
Alt + Spacebar hiển thị menu hệ thống của của sổ.
Home, End chọn lệnh đầu tiên, hoặc cuối cùng trong menu con.
Trong hộp thoại
Phím tắt Chức năng
Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn tiếp theo
Shift + Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn phía trước
Ctrl + Tab di chuyển qua thẻ tiếp theo trong hộp thoại
Shift + Tab di chuyển tới thẻ phía trước trong hộp thoại
Alt + Ký tự gạch chân chọn hoặc bỏ chọn mục chọn đó
Alt + Mũi tên xuống hiển thị danh sách của danh sách sổ
Enter chọn 1 giá trị trong danh sách sổ
ESC tắt nội dung của danh sách sổ
Tạo chỉ số trên, chỉ số dưới.
Ctrl + Shift + =: Tạo chỉ số trên. Ví dụ m3
Ctrl + =: Tạo chỉ số dưới. Ví dụ H2O.
Làm việc với bảng biểu:
Phím tắt Chức năng
Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô kế tiếp. Hoặc tạo 1 dòng mới nếu đang đứng ở ô cuối cùng của bảng
Shift + Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô liền kế trước nó
Nhấn giữ phím Shift + các phím mũi tên để chọn nội dung của các ô
Ctrl + Shift + F8 + Các phím mũi tên mở rộng vùng chọn theo từng khối
Shift + F8 giảm kích thước vùng chọn theo từng khối
Ctrl + 5 (khi đèn Num Lock tắt) chọn nội dung cho toàn bộ bảng
Alt + Home về ô đầu tiên của dòng hiện tại
Alt + End về ô cuối cùng của dòng hiện tại
Alt + Page up về ô đầu tiên của cột
Alt + Page down về ô cuối cùng của cột
Mũi tên lên Lên trên một dòng
Mũi tên xuống xuống dưới một dòng.
Các phím F:
Phím tắt Chức năng
F1 trợ giúp
F2 di chuyển văn bản hoặc hình ảnh. (Chọn hình ảnh, nhấn F2, kích chuột vào nơi đến, nhấn Enter
F3 chèn chữ tự động (tương ứng với menu Insert - AutoText)
F4 lặp lại hành động gần nhất
F5 thực hiện lệnh Goto (tương ứng với menu Edit - Goto)
F6 di chuyển đến panel hoặc frame kế tiếp
F7 thực hiện lệnh kiểm tra chính tả (tương ứng menu Tools - Spellings and Grammars)
F8 mở rộng vùng chọn
F9 cập nhật cho những trường đang chọn
F10 kích hoạt thanh thực đơn lệnh
F11 di chuyển đến trường kế tiếp
F12 thực hiện lệnh lưu với tên khác (tương ứng menu File - Save As...)
Kết hợp Shift + các phím F
Phím tắt Chức năng
Shift + F1 hiển thị con trỏ trợ giúp trực tiếp trên các đối tượng
Shift + F2 sao chép nhanh văn bản
Shift + F3 chuyển đổi kiểu ký tự hoa - thường
Shift + F4 lặp lại hành động của lệnh Find, Goto
Shift + F5 di chuyển đến vị trí có sự thay đổi mới nhất trong văn bản
Shift + F6 di chuyển đến panel hoặc frame liền kề phía trước
Shift + F7 thực hiện lệnh tìm từ đồng nghĩa (tương ứng menu Tools - Thesaurus).
Shift + F8 rút gọn vùng chọn
Shift + F9 chuyển đổi qua lại giữ đoạn mã và kết quả của một trường trong văn bản.
Shift + F10 hiển thị thực đơn ngữ cảnh (tương ứng với kích phải trên các đối tượng trong văn bản)
Shift + F11 di chuyển đến trường liền kề phía trước.
Shift + F12 thực hiện lệnh lưu tài liệu (tương ứng với File - Save hoặc tổ hợp Ctrl + S)
Kết hợp Ctrl + các phím F:
Phím tắt Chức năng
Ctrl + F2 thực hiện lệnh xem trước khi in (tương ứng File - Print Preview).
Ctrl + F3 cắt một Spike
Ctrl + F4 đóng cửa sổ văn bản (không làm đóng cửa sổ Ms Word).
Ctrl + F5 phục hồi kích cỡ của cửa sổ văn bản
Ctrl + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản kế tiếp.
Ctrl + F7 thực hiện lệnh di chuyển trên menu hệ thống.
Ctrl + F8 thực hiện lệnh thay đổi kích thước cửa sổ trên menu hệ thống.
Ctrl + F9 chèn thêm một trường trống.
Ctrl + F10 phóng to cửa sổ văn bản.
Ctrl + F11 khóa một trường.
Ctrl + F12 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng File - Open hoặc tổ hợp Ctrl + O).
Kết hợp Ctrl + Shift + các phím F:
Phím tắt Chức năng
Ctrl + Shift +F3 chèn nội dung cho Spike.
Ctrl + Shift + F5 chỉnh sửa một đánh dấu (bookmark)
Ctrl + Shift + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản phía trước.
Ctrl + Shift + F7 cập nhật văn bản từ những tài liệu nguồn đã liên kết (chẵng hạn như văn bản nguồn trong trộn thư).
Ctrl + Shift + F8 mở rộng vùng chọn và khối.
Ctrl + Shift + F9 ngắt liên kết đến một trường.
Ctrl + Shift + F10 kích hoạt thanh thước kẻ.
Ctrl + Shift + F11 mở khóa một trường
Ctrl + Shift + F12 thực hiện lệnh in (tương ứng File - Print hoặc tổ hợp phím Ctrl + P).
Kết hợp Alt + các phím F:
Phím tắt Chức năng
Alt + F1 di chuyển đến trường kế tiếp.
Alt + F3 tạo một từ tự động cho từ đang chọn.
Alt + F4 thoát khỏi Ms Word.
Alt + F5 phục hồi kích cỡ cửa sổ.
Alt + F7 tìm những lỗi chính tả và ngữ pháp tiếp theo trong văn bản.
Alt + F8 chạy một marco.
Alt + F9 chuyển đổi giữa mã lệnh và kết quả của tất cả các trường.
Alt + F10 phóng to cửa sổ của Ms Word.
Alt + F11 hiển thị cửa sổ lệnh Visual Basic.
Kết hợp Alt + Shift + các phím F
Alt + Shift + F1 di chuyển đến trường phía trước.
Alt + Shift + F2 thực hiện lệnh lưu văn bản (tương ứng Ctrl + S).
Alt + Shift + F9 chạy lệnh GotoButton hoặc MarcoButton từ kết quả của những trường trong văn bản.
Alt + Shift + F11 hiển thị mã lệnh.
Kết hợp Alt + Ctrl + các phím F
Ctrl + Alt + F1 hiển thị thông tin hệ thống.
Ctrl + Alt + F2 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng Ctrl + O).



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 174
Join date : 03/10/2012
Age : 41
Đến từ : TPHCM

https://violympicnth.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết